Vướng mắc về thủ tục nhập khẩu nước trái cây đóng chai từ Thái Lan

Posted by chn

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Phương Ánh có vướng mắc về thủ tục nhập khẩu nước trái cây đóng chai từ Thái Lan như sau :

Doanh nghiệp làm việc với đối tác tại Thái Lan để nhập khẩu nước trái cây đóng chai về phân phối tại thị trường Việt Nam cho chi nhánh Long Thành. Xin hỏi như sau:

1. Hàng hóa nhập từ Thái Lan, sản xuất tại Thái Lan có được hưởng thuế xuất 0% không?

2. Khi nhập về có cần thủ tục kiểm hóa không (nhập về cảng Đồng Nai)

3. Chúng tôi có cần lấy mẫu sản phẩm tại mỗi lần nhập khẩu để kiểm tra chất lượng hàng nhập không?

4. Các loại thuế, phí khác phải nộp ngoài VAT và thuế nhập khẩu?

5. Kể từ ngày hàng về tới cảng, sau bao lâu thì chúng tôi có thể đưa hàng về tiêu thụ nội địa.

Có thể bạn quan tâm dịch vụ: Gửi hàng đi Thái Lan 

Vướng mắc về thủ tục nhập khẩu nước trái cây đóng chai từ Thái Lan
Vướng mắc về thủ tục nhập khẩu nước trái cây đóng chai từ Thái Lan. Ảnh minh họa

Vướng mắc về thủ tục nhập khẩu nước trái cây đóng chai từ Thái Lan được trao đổi như sau:

1. Về thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu từ Thái Lan

– Để xác định thuế suất thuế nhập khẩu phải vào mã HS của hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá (C/O)

– Do công ty không cung cấp chi tiết về hàng hoá và nguồn gốc xuất xứ (C/O) của hàng hóa nhập khẩu nên Tổ tư vấn không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nêu trên.

Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ, mặt hàng của Công ty có thể tham khảo các phân nhóm sau:

+ Phân nhóm 20.09: Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác.

+ Phân nhóm 22.01: Nước, kể cả nước khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay.

+ Phân nhóm 22.01: Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09.

– Khi phân loại hàng hóa cần tham khảo các quy định sau:

+ Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân tích phân loại hàng hóa.

+ Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.

– Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Như vậy, công ty tham khảo các trường hợp sau để xác định thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nước trái cây nhập khẩu từ Thái Lan:

+ Trường hợp mặt hàng của công ty không có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá: Công ty căn cứ vào mã HS của hàng hoá nhập khẩu để tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.

+ Trường hợp mặt hàng của công ty có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu AI và thoả mãn điều kiện quy định tại điều 4 Nghị định số 126/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016: Công ty căn cứ vào mã HS của hàng hoá nhập khẩu để tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định số 126/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.

+ Trường hợp mặt hàng của công ty có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu AANZ và thoả mãn điều kiện quy định tại điều 4 Nghị định số 127/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016: Công ty căn cứ vào mã HS của hàng hoá nhập khẩu để tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định số 127/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.

+ Trường hợp mặt hàng của công ty có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu E và thoả mãn điều kiện quy định tại điều 4 Nghị định số 128/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016: Công ty căn cứ vào mã HS của hàng hoá nhập khẩu để tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định số 128/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.

+ Trường hợp mặt hàng của công ty có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu D và thoả mãn điều kiện quy định tại điều 4 Nghị định số 129/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016: Công ty căn cứ vào mã HS của hàng hoá nhập khẩu để tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định số 129/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.

+ Trường hợp mặt hàng của công ty có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu AK và thoả mãn điều kiện quy định tại điều 4 Nghị định số 130/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016: Công ty căn cứ vào mã HS của hàng hoá nhập khẩu để tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định số 130/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.

+ Trường hợp mặt hàng của công ty có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu AJ và thoả mãn điều kiện quy định tại điều 4 Nghị định số 133/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016: Công ty căn cứ vào mã HS của hàng hoá nhập khẩu để tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định số 133/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.

2. Về việc kiểm tra thực tế hàng hóa

– Việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá và tỷ lệ kiểm tra được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 23 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính dựa trên kết quả phân luồng của hệ thống cùng các thông tin trong quá trình làm thủ tục.

3. Về việc kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm

+ Trường hợp mặt hàng của công ty có mã HS thuộc phân nhóm 20.09 thì việc kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đề nghị công ty liên hệ Sở nông nghiệp địa phương để biết quy định về hồ sơ thủ tục và lấy mẫu kiểm tra.

+ Trường hợp mặt hàng của công ty có mã HS thuộc phân nhóm 22.01 hoặc 22.02 thì việc kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương. Đề nghị công ty liên hệ Sở Công thương địa phương để biết quy định về hồ sơ thủ tục và lấy mẫu kiểm tra.

4. Về phí, lệ phí hải quan

Công ty căn cứ Biểu mức thủ phí hải quan, lệ phí hàng hoá, phương tiện quá cảnh ban hành kèm theo Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Cụ thể:

 

  1. Phí hải quan đăng ký tờ khai: 20.000 đồng/tờ khai

2. Phí hải quan kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: 200.000 đồng/01 đơn

3. Lệ phí quá cảnh đối với hàng hóa: 200.000 đồng/tờ khai

4. Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường bộ (gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo): 200.000 đồng/phương tiện

5. Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan): 500.000 đồng/phương tiện

5. Về thời hạn làm thủ tục hải quan

– Về thời hạn làm thủ tục hải quan: Công ty tham khảo quy định tại điều 23 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014.

– Công ty được tiêu thụ hàng hoá sau khi hàng hoá được cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!